Dịch ý: Huệ đáo bỉ ngạn,Trí độ, Minh độ, Phổ trí độ vô cực.
Cũng gọi: Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Bát-la-nhã Ba-la-mật, Huệ Ba-la-mật-đa, Trí huệ Ba-la-mật.
Trí huệ rộng lớn của hàng Bồ-tát chiếu soi thật tướng các pháp, trùm hết tất cả trí huệ, vuợt bờ sinh tử bên này đến bờ Niết bàn, 1 trong 6 Ba-la-mật, 1 trong 10 Ba-la-mật.
Bát-nhã Ba-la-mật là căn bản của 6 Ba-la-mật, nguồn gốc của tất cả thiện pháp, nên còn gọi Mẹ của chư Phật. Bát-nhã tức là trí huệ siêu việt. Hàng Thanh văn, Duyên giác chỉ cầu mau đến Niết-bàn mà không đến chỗ cùng tột trí huệ siêu việt, nên không thể đạt được Bát-nhã Ba-la-mật; chỉ hàng Bồ-tát do cầu Nhất thiết trí mà hành trì Bát-nhã mới đạt đến bờ bên kia, gọi là Cụ túc Bát-nhã Ba-la-mật. Đến khi thành Phật thì Bát-nhã Ba-la-mật chuyển thành Nhất thiết chủng trí. Cho nên, Bát-nhã Ba-la-mật chẳng thuộc về Phật, chẳng thuộc hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ thuộc hàng Bồ tát.
Luận Ðại Trí Độ 11 có nêu ra nhiều loại Tự tính của Bát-nhã Ba-la-mật. Ðại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận 8 có ghi rõ về tự tính, nhân, quả, nghiệp tương ứng của Bát-nhã Ba-la-mật và phẩm loại của chúng; nghĩa là Bát-nhã Ba-la-mật lấy pháp chính trạch xuất thế gian làm tự tính, dùng sức thiền định làm nhân, lấy thiện giải thoát làm quả, lấy vô thượng chính trạch làm mạng, lấy tuyên thuyết chính pháp làm nghiệp, lấy thượng thủ tất cả pháp làm tương ứng; lấy thế gian, xuất thế gian, đại xuất thế gian làm phẩm loại.
Về pháp tu tập Bát-nhã Ba-la-mật, kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương 4 nêu ra 5 pháp, kinh Ðại Thừa Bảo Vân 2 nêu ra 1 pháp. Ngoài ra, phẩm Ba- la-mật-đa trong kinh Ðại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán 7, luận Đại Trí Độ 4, phẩm Tán Hoa trong kinh Ðại Phẩm Bát-nhã 8, cũng đều nói đến pháp tu tập này. Lại nữa, trong nhiều kinh khác cũng có nhiều chổ tán thán Bát-nhã Ba-la-mật với nhiều tên khác nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét