Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Ân


          Ơn.
          Tất cả sự vật đều nương vào nhân duyên mới có thể cùng nhau tồn tại, đây là chỗ tồn tại của "Ân". Nghĩa chữ Ân Phật giáo giảng nói, được chia làm 2 phương diện tích cực và tiêu cực.
    1. Ân tích cực.
       Tâm giữ tưởng niệm ân, đây là yếu tố tu hành căn bản của Phật giáo. Ví như 4 ân mà kinh Ðại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán nêu : Ân cha mẹ, ân quốc vương, ân chúng sinh, ân Tam bảo. Đây là những ân mà chúng ta cần phải thường nghĩ nhớ. Trong bốn ân, nhất là công đức phụng dưỡng cha mẹ đồng với công đức cúng dường chư Phật. Ngoài ra, đối với ân đức của Như Lai dùng nguyện lực lớn cứu độ chúng sinh, chúng ta cũng phải tưởng nhớ và cảm nghĩ đến.
    2. Ân tiêu cực
    Ví như tình ân ái giữa cha mẹ con cái, vợ chồng, vì thuờng chướng ngăn việc tu hành Phật đạo, nên cần phải đọan tuyệt.
    Pháp Uyển Châu Lâm 22 (Ðại 53, 448 trung), ghi : Khi xuất gia, có bài kệ:
    Lưu chuyển tam giới trung
    Ân ái bất năng thoát
    Khi ân nhập vô vi
    Chân thật báo ân giả.

    Trôi lăn trong ba cõi
    Ân ái khó thoát lìa
    Bỏ ân (ái)vào vô vi
    Là chân thật báo ân

     Trung Quốc và Nhật Bản đều xem trọng tư tưởng Ân, nhưng Phật giáo Ấn Độ thì không chú trọng lắm, như trong luận Nhân Thi Thiết (Pàli: Puggala-pannatti) có nói đến 2 hạng người được thế gian quý trọng và khen ngợi:
    1. Người ban ân.
    2. Nguời biết ân và cảm ân.
    Nguời biết ân, nguyên văn Pàli là Katannù, nghĩa là Người cảm biết ân huệ của người khác. Chữ ân trong tiếng Hán là do chữ (nhân) và chữ (tâm) hợp thành, rất phù hợp với ý của nguyên ngữ Pàli, nên cũng nói : Phàm tất cả nguyên nhân tạo thành những trạng thái ngày hôm nay của bất cứ việc gì cũng đều tồn tại trong tâm, in sâu vào sự nhớ nghĩ.

Related Posts:

  • Ân           Ơn.           Tất cả sự vật đều nương vào nhân duyên mới có thể cùng nhau tồn tại, đây là chỗ tồn tại của "Ân". Nghĩa chữ … Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét